Erp platform tương lai SAP Business One 20 năm tới

Erp platform sẽ là nền tảng SAP Business One 20 năm tới.

Tóm lược báo cáo phân tích của Cindy Jutras về tương lai SAP Business One

Giới thiệu Cindy Jutras?

Cindi Jutras là chuyên gia với hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành trong sản xuất, chuỗi cung ứng (supply chain), dịch vụ khách hàng và quản lý hiệu quả kinh doanh, Cindy đã dành 11 năm xây dựng hệ thống đánh giá các giải pháp phần mềm sử dụng công nghệ mới ứng dụng trong doanh nghiệp.

Erp platform sẽ là tương lai SAP Business One 20 năm tới

Cho tới năm 2016, SAP Business One đã có lịch sử 20 năm.

Trong lĩnh vực phần mềm, 20 năm là thời điểm chuyển giao giữa giai đoạn chín muồi và giai đoạn kết thúc.

Với SAP Business One thì sao?

Vòng đời của SAP Business One vẫn còn dài phía trước và họ đang lập kế hoạch phát triển SAP Business One trong 20 năm tới.

Giải pháp SAP Business One ngày nay khác xa với sản phẩm gốc.

Và giải pháp SAP B1 trong tương lai cũng sẽ khác rất nhiều so với chính nó ngày hôm nay.

SAP Business One không chỉ đơn thuần là một giải pháp ERP.

SAP Business One là một nền tảng quy trình kinh doanh – BUSINESS PROCESS PLATFORM

Bạn có thể hiểu rằng SAP Business One sẽ là giải pháp dễ dàng mở rộng và linh hoạt để đáp dứng mọi nhu cầu đặc thù (vertical) của khách hàng.

Trong tương lai, toàn bộ tính năng của giải pháp sẽ được đóng gói và triển khai trên đám mây dưới hình thức phần mềm như một dịch vụ.

TẠI SAO tương lai SAP Business One là erp platform

Các chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm vẫn luôn luôn làm mới khái niệm erp là gì.

Giờ đây, chẳng còn nhiều người nhớ lại những hệ thống ERP “thủa ban đầu”.

Giải pháp ERP thuở ban đầu rất cứng nhắc và thiếu linh hoạt, khó cài đặt, khó triển khai và khó cả sử dụng nữa.

Chức năng bị giới hạn.

Triển khai thất bại nhiều.

Rất nhiều câu chuyện triển khai ERP thất bại tiêu tốn hàng triệu đô la được truyền tai nhau.

Đâu đó, tâm lý này hiện nay vẫn còn tồn tại.

Một vài nhà cung cấp giải pháp ERP vẫn bị ảnh hưởng bởi tâm lý này nên đã cố gắng tái định vị giải pháp như là một thứ gì đó khác nhưng thực sự họ chẳng làm gì để thay đổi cả.

Liệu SAP cũng trong tình trạng tương tự.

Chúng tôi nghĩ là KHÔNG.

Chúng tôi tin rằng hãng khổng lồ công nghệ đang nắm giữ thị phần mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn nhất này hiểu rất rõ nhu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

SAP luôn cam kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Qua nhiều năm, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã không còn màng tới ERP vì nghĩ rằng ERP là giải pháp lớn, cồng kềnh và tốn kém.

SAP hiểu tâm lý này của họ.

Thực tế, trong nhiều năm cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp SMB, SME, SAP nhận ra có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nghĩ rằng triển khai ERP là quá phức tạp và ERP làm cản trợ sự phát triển doanh nghiệp của họ.

Họ rơi vào một cái bẫy.

Cái bẫy mà họ cho rằng họ có thể quản lý và điều hành doanh nghiệp mà không cần ERP.

Hoặc họ nghĩ họ cần một cái gì khác chứ không phải là ERP.

Nhưng erp là gì?

Theo Cindy Jutras

“ERP là một phần mềm được thiết kế theo mô hình có cấu trúc tích hợp các mô đun nghiệp vụ. ERP là một công cụ ghi chép các hoạt động và giao dịch hàng ngày của doanh nghiệp”

Những giải pháp ERP ngày nay còn làm được nhiều hơn thế.

Hầu hết doanh nghiệp SMB đang hướng tới việc đơn giản mọi thứ, ít kiểm soát hơn, rõ ràng hơn và làm thế nào để có thể có lợi nhuận cao nhất.

Họ cần ERP và còn nhiều hơn thế.

Chúng tôi tin rằng đây là lý do đằng sau cách tiếp cận ERP PLATFORM của SAP.

Thủa ban đầu ERP ra đời, các nhà cung cấp ERP muốn tạo ra một giải pháp cho tất cả các doanh nghiệp.

Họ rất tham vọng.

Họ không muốn để lọt bất kỳ khách hàng tiềm năng nào mà không thử chào hàng một lần.

Họ đưa ra thị trường rất nhiều giải pháp.

Nhưng bằng cách làm hài lòng tất cả mọi người, họ chẳng bao giờ có một giải pháp cho tất cả mọi người được.

Quy luật 80-20 lại đúng với trường hợp này.

Chẳng có ai mong đợi một giải pháp mà làm hài lòng tất cả các nhu cầu của họ.

Và để làm hài lòng bằng cách đưa thêm những tùy biến không hợp lý sẽ trở thành những rào cản cho sự đổi mới trong tương lai.

SAP đồng ý với luận điểm này

Mọi doanh nghiệp đều cần ERP. Nhưng không có ERP nào đáp ứng cho mọi doanh nghiệp.

Bởi vì doanh nghiệp bao giờ cũng cần nhiều, và nhiều hơn.

Hơn nữa NHU CẦU ERP của ngành bia rượu nước giải khát khác với NHU CẦU ERP của ngành HÓA DẦU, và cũng khác với NHU CẦU ERP của câu lạc bộ THỂ DỤC THẨM MỸ.

Thậm chí cùng trong ngành THỰC PHẨM và ĂN UỐNG ( phần mềm erp ngành chế biến thực phẩm) thì NHU CẦU của doanh nghiệp trồng trọt khác (erp ngành trồng trọt) với NHU CẦU doanh nghiệp chăn nuôi gia súc (erp ngành thức ăn chăn nuôi)

Trong khi đó mọi ngành từ ĐỒ UỐNG GIẢI KHÁT, TRỒNG TRỌT, DỊCH VỤ, CLB THỂ DỤC THẨM MỸ, CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM đều có nhu cầu giống nhau về KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, MUA HÀNG, BÁN HÀNG VÀ QUẢN LÝ KHO.

LIỆU CÓ MỘT GIẢI PHÁP ERP NÀO có thể đáp ứng tất cả nhu cầu?

LIỆU CÓ MỘT GIẢI PHÁP NÀO có đủ cả những chức năng cơ bản, và cả những yêu cầu đặc thù để giúp bạn tăng trưởng kinh doanh.

SAP vẫn đang tiếp tục đầu tư vào phát triển lõi ERP, phát triển chức năng.

SAP vẫn từng ngày cải thiện trải nghiệm người dùng, bao gồm trải nghiệm trên thiết bị di động.

Nhưng có lẽ, quan trọng hơn, SAP muốn đầu tư vào kiến trúc và công nghệ nền tảng để giúp đối tác có thể dễ dàng mở rộng và nâng cấp giải pháp cho những nhu cầu đặc thù của các ngành chuyên biệt, ngành hẹp (micro vertical)

Nhiều đối tác của SAP đã phát triển thêm những phần mở rộng tích hợp vào SAP Business One để cung cấp những tính năng chuyên biệt và những giải pháp đặc thù.

Ví dụ

PRODUMEX cung cấp giải pháp đặc thù về khoa học đời sống, hàng tiêu dùng, thực phẩm và đồ uống, bán buôn và phân phối, kèm theo nhà cung cấp hậu cần thứ 03 (third party logistic providers – 3PLS)

LIBERARI: cung cấp giải pháp đặc thù trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc SAP Business One

VISTAVU cung cấp giải pháp cho những công ty dịch vụ hiện trường như ngành DẦU KHÍ (DẦU MỎ và KHÍ ĐỐT)

Beas Manufacturing cung cấp giải pháp chuyên sâu về sản xuất.

MTC Integration Technology cung cấp giải pháp chăn nuôi gia cầm với SAP Business One.

Một vài trong hàng trăm đối tác của SAP đã và đang tạo ra những giải pháp gia tăng tích hợp với SAP Business One.

Dường như họ đang tùy biến phần mềm theo từng yêu cầu của khách hàng riêng lẻ.

Erp platform sẽ là tương lai SAP Business One.

Điều đó có nghĩa là người dùng dễ dàng thêm tính năng mới trong khi vẫn đảm bảo phần lõi ERP.

SAP khuyến khích việc mở rộng thông qua APIs (Application Programming Interface) và không khuyến khích việc tùy biến can thiệp sâu phần code (mã hóa) trong lõi sản phẩm.

Việc này sẽ được thực hiện thông qua mô hình microservices (nhiều dịch vụ nhỏ)

Bạn có thể tưởng tượng nó giống như việc tạo ra nhiều đồ chơi (sản phẩm/dịch vụ) khác nhau từ duy nhất một bộ lắp ghép LEGO.

Và đồ chơi bạn tạo ra từ bộ xếp hình LEGO cũng là duy nhất.

Khi đã được lắp ghép, nếu bạn muốn thay đổi, bạn chỉ việc tháo một vài thanh hoặc thay bằng thanh LEGO khác, mà không phá hủy những phần còn lại.

Điều này ít gây phá vỡ hơn so với phương thức sử dụng bằng búa và đinh.

SAP sẽ giới thiệu incroservices bằng cách tái cấu trúc dòng code ở lớp sâu nhất (tái cấu trúc dòng code mà không thay đổi hoạt động và chức năng của hệ thống phần mềm)

Việc viết lại code sản phẩm là để giúp sản phẩm có thể “mở rộng” “extensible”.

Và đây là điều giá trị nhất.

Với SAP Business One, đối tác dễ dàng thêm những giải pháp riêng biệt vào phần lõi và cung cấp cho khách hàng khắp thế giới

SAP sẽ thay thế gỗ, búa và đinh bằng các thanh Lego.

SAP không làm việc này cùng lúc, mà làm từng bước.

Đây là cách tiếp cận ít gây hại nhất và cho phép đối tác nhận được những lợi ích từ microservices khi cần.

THÍCH ỨNG NHANH 

Nghiên cứu GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP của JUTRAS 2016 phát hiện 88% các công ty tin rằng họ đang phải đối mặt với một vài rủi ro trong ngành nghề kinh doanh của họ bởi những sản phẩm công nghệ đổi mới, những phương thức bán hàng mới, những mô hình kinh doanh tổng thể mới, hoặc sự phối hợp của tất cả.

Và dĩ nhiên vẫn có những yếu tố làm cản trở sự phát triển kinh doanh như mở rộng, tăng trưởng, tái cấu trúc doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu/chính sách.

Tất cả những yếu tố gây cản trở sự phát triển kinh doanh này đòi hỏi phần mềm doanh nghiệp đi kèm phải thích ứng nhanh cùng khả năng sáng tạo, đổi mới và thay đổi.

Thích ứng nhanh được đánh giá là quan trọng hơn những tính năng của phần mềm.

ĐỔI MỚI trở thành trung tâm trong mọi nghiên cứu phát triển giải pháp phần mềm doanh nghiệp năm 2017.

Đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ đã diễn ra như thế nào

Số liệu về những ĐỔI MỚI rõ ràng đang gây áp lực trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh của phần mềm SAP.

ÁP LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

“Trung bình bao lâu một phiên bản mới được phát hành?”

Thời gian trung bình ra mắt một phiên bản phần mềm
Thời gian trung bình các nhà cung cấp giải pháp phần mềm cho ra mắt một sản phẩm mới

Trung bình 5.2 tháng, một phiên bản phần mềm mới được phát hành/tung ra thị trường.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng doanh nghiệp sử dụng ERP đám mây (ERP Cloud) – Phần mềm như một dịch vụ (Software as a Service – SaaS) đang có xu hướng tăng cao.

Mô hình ERP các doanh nghiệp trong khảo sát đang sử dụng

  • 49% ERP Cloud SaaS
  • 22% triển khai ERP mô hình On-Premise, bản quyền trọn đời nhưng dịch vụ hạ tầng và phần cứng do đơn vị tư vấn cung cấp
  • 04% triển khai ERP mô hình On-Premise, bản quyền trọn đời nhưng dịch vụ hạ tầng và phần cứng do đơn vị thứ 03 cung cấp.
  • 17% triển khai ERP mô hình On-Premise, bản quyền trọn đời
  • 17% triển khai ERP mô hình Hybrid (Lai): Một phần triển khai mô hình On-Premise. Một phần triển khai theo mô hình ERP Cloud SaaS

Đổi mới sáng tạo không ngừng thực sự khả thi với giải pháp SaaS.

Mô hình triển khai ERP
Mô hình triển khai ERP khách hàng lựa chọn

Xu hướng lựa chọn giải pháp SaaS đang tăng lên.

Theo báo cáo, 51% lựa chọn SaaS và 70% chọn sẽ cân nhắc SaaS.

Dịch chuyển sang mô hình phần mềm Saas ERP, Cloud ERP

Nâng cấp và cập nhật liên tục chỉ khả thi khi sử dụng ERP như một dịch vụ (SaaS) hoặc mô hình lai giữa SaaS và On-Premise.

Thực sự thì mô hình ĐÁM MÂY và SaaS khác nhau.

Cloud – Đám mây: nói tới việc truy cập tới phần mềm, kho dữ liệu thông qua mạng Internet.

Trong khi đó, SaaS là phần mềm như một dịch vụ. Người dùng SaaS truy cập qua internet, đăng ký dịch vụ và trả tiền theo tháng.

SaaS là ĐIỆN THOÁI ĐÁM MÂY, NHƯNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY chưa chắc là SaaS.

Dịch vụ trong mô hình SaaS được nâng cấp thường xuyên (Hình 4).

Thời gian trung bình doanh nghiệp nâng cấp phần mềm
Thời gian trung bình doanh nghiệp nâng cấp phần mềm

Những doanh nghiệp sử dụng mô hình SaaS sẽ được giải thoát khỏi gánh nặng về kỹ thuật mỗi lần nâng cấp.

Chỉ 1% mô hình SaaS không được nâng cấp thường xuyên.

Lý do có thể là chúng đang vận hành trên mô hình đám mây riêng (private cloud) với giải pháp single-tenant

Single-tenant SaaS Multi-tenant SaaS
Mỗi khách hàng SỬ DỤNG RIÊNG 01 phần mềm (instance phần mềm), Phần mềm và cơ sở dữ liệu (CSDL) tách riêng.Nhưng có thể chia sẻ chung một số dịch vụ, như nền tảng tích hợp, bảo mật.

Xem thêm hình minh họa bên dưới để hiểu mô hình

Nhiều khách hàng SỬ DỤNG CHUNG 01 phần mềm ( instance phần mềm). Phần mềm và cơ sở dữ liệu được CHIA SẺThiết lập cấu hình, Phân quyền truy cập cho người dùng, công ty được cá nhân hóa theo quy trình kinh doanh để đảm bảo an toàn dữ liệu
Single tenant là gì
Single tenant là gì

So sánh Single-tenant vs multi-tenant
So sánh Single-tenant vs multi-tenant

So sánh mô hình Single-tenant và Multi-tenant

Doanh nghiệp sử dụng mô hình single-tenant SaaS có thể tận dụng được một vài lợi ích, nhưng không phải tất cả các lợi ích mà mô hình multi-tenant SaaS mang lại.

Giải pháp multi-tenant SaaS được các nhà cung cấp phần mềm đầu tư vào phát triển từng dòng lệnh (code)

Trong khi rất nhiều khách hàng có thể không đánh giá cao điều này, nhưng SAP thì có, và đang làm mượt lại từng dòng code SAP Business One để hướng tới SAP Business One là một phần mềm multi-tenant hoàn thiện.

Khi SAP chỉnh lại từng dòng code, rất nhiều khách hàng của SAP Business One sẽ được hưởng lợi từ điều này.

Ngoài ra, rất nhiều đối tác SAP đang phát triển những phần mở rộng không chỉ đưa những phần này lên Cloud mà còn cung cấp cả mô hình SaaS.

TÙY BIẾN SAP Business One

Như đã đề cập từ trước khách hàng phần mềm SAP Business One thường yêu cầu đối tác tùy biến phần mềm để đáp ứng nhu cầu của họ.

Việc làm này có xu hướng tạo ra những rào cản khi họ cần nâng cấp.

Tùy biến có nhiều loại: Chúng có thể là truy vấn (query), báo cáo, những căn chỉnh về mặt thẩm mỹ và chỉnh sửa workflows (luồng quy trình)

Thực sự, những tùy biến như này làm rác (mucking) code hệ thống.

Việc tùy biến không chỉ tốn kém, mất công và mất thời gian, mà nó còn tạo ra những rào cản cho việc nâng cấp sau này.

Ngày nay, các doanh nghiệp đều có xu hướng hạn chế việc tác động tới những dòng code.

Thế hệ ERP mới ngày càng trở nên dễ cấu hình hơn, cho phép bạn cá nhân hóa hoặc thiết kế giải pháp theo nhu cầu cá nhân mà không cần biết lập trình.

Hinh dưới, là những loại tùy biến phổ biến nhất khách hàng thường yêu cầu.

Tùy biến ERP khách hàng muốn
Tùy biến ERP khách hàng cần

Khi SAP lập trình lại phần mềm, thì hầu hết các tùy biến, ngay cả tùy biến yêu cầu thay đổi những chức năng hiện tại, phát triển thêm tính năng mới cũng có thể được xây dựng giống như cách chúng ta sắp xếp các thanh Lego

Ngô Thanh Hải dịch và biên tập

Nguồn tài liệu tham khảo: Tương lai SAP Business One 20 năm tới một nền tảng kinh doanh ERP – Cindy Jutras

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *