Mục lục nội dung
- 1 Tích hợp sap business one với ecommerce, einvoice, pos, dms, hr
- 1.1 Tại sao cần tích hợp sap business one với phần mềm/ ứng dụng thứ 03
- 1.2 Phương thức tích hợp sap business one với phần mềm, ứng dụng thứ 03
- 1.3 SAP Business One DI Server là gì?
- 1.4 Khi nào cần tích hợp sap business one DI SERVER?
- 1.5 Tại sao SAP khuyến khích tích hợp sap business one DI Server
- 1.6 Phần giải thích thuật ngữ sau đây được trích dẫn từ nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/
Tích hợp sap business one với ecommerce, einvoice, pos, dms, hr
Tại sao cần tích hợp sap business one với phần mềm/ ứng dụng thứ 03
Mặc dù SAP Business One là một phần mềm erp được sử dụng phổ biến trên thế giới với hơn 60.000 khách hàng trên thế giới và gần 1000 khách hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên
Chỉ riêng phần mềm sap business one thì không thể giúp số hóa được toàn bộ hoạt động doanh nghiệp.
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp có nhu cầu tích hợp với các nghiệp vụ đặc thù như tích hợp với hệ thống cửa hàng bán lẻ (POS), tích hợp với website thương mại điện tử (eCommerce Platform), eInvoice và tích hợp với phần mềm/ứng dụng thứ 03 khác.
SAP Business One có cơ chế mở hỗ trợ mọi nhu cầu tích hợp hoặc kết nối của doanh nghiệp.
Phương thức tích hợp sap business one với phần mềm, ứng dụng thứ 03
Có 02 phương thức hỗ trợ kết nối chính
- SAP Business One DI-API – Tương tác trực tiếp với chuẩn giao diện nhị phân (COM) của SAP Business One. (Xem thêm phần giải thích phía cuối bài)
- Tích hợp SAP Business One DI Server – Tương tác gián tiếp thông qua giao thức SOAP (Xem thêm phần giải thích về SOAP phía cuối bài) với chuẩn giao diện nhị phân (COM) của SAP Business One.
Tuy nhiên SAP khuyến khích sử dụng SAP Business One DI Server trong việc tích hợp SAP Business One DI Server với các ứng dụng khác hơn.
Vậy SAP Business One DI Server là gì? SAP Business One DI SERVER được sử dụng khi nào? và Tại sao SAP khuyến khích sử dụng SAP Business One DI Server
SAP Business One DI Server là gì?
- SAP Business One DI Server giúp các đơn vị phần mềm phát triển giải pháp dựa trên SOAP và cơ sở hạ tầng để thực hiện các hoạt động tạo, đọc, cập nhật, xóa (CRUD) dữ liệu trên các đối tượng cơ sở dữ liệu (CSDL) mà không cần xử lý bằng tay
- SAP Business One DI Server là một dịch vụ vận hành trên chuẩn giao diện nhị phân (COM) có bản quyền được cài đặt trên máy chủ đã cài SAP Business One
- SAP Business One DI Server chuyển đổi những tin nhắn SOAP vào đối tượng dữ liệu trong CSDL SAP Business One.
- SAP Business One DI Server đóng gói những dữ liệu phản hồi và gửi tới máy trạm như chức năng phản hồi trong SOAP (sử dụng phương pháp tương tác trả lại giá trị).
Khi nào cần tích hợp sap business one DI SERVER?
SAP Business One DI SERVER được sử dụng khi cần kết nối SAP Business One với các hệ thống/phần mềm/ứng dụng của các bên thứ 03 trên nền tảng Microsoft SQL.
Tại sao SAP khuyến khích tích hợp sap business one DI Server
- Hỗ trợ các tác vụ lớn, có thể đọc/ghi hàng loạt (xử lý hàng loạt).
- Hỗ trợ các giao dịch song song.
- DI-Server trực tiếp bỏ qua lệnh gọi tới phương thức web được cấu hình trong IIS và sử dụng các giao diện COM để tương tác.
- DI-Server nhanh hơn và không bị rung/giật (lag).
- Hỗ trợ ánh xạ động (Dynamic mapping)
- Mặc dù sử dụng DI-Server phát sinh chi phí ban đầu, nhưng thuận tiện hơn để sử dụng trong thời gian dài – cho bất kỳ thay đổi nào trong SAP, sẽ không cần phải sửa lại DI-Server (Trong khi DI-API toàn bộ hệ thống phải được cấu hình lại theo sự thay đổi cụ thể trong SAP)
- DI-API có mã hóa cứng (hard coding) nên việc thực hiện các thay đổi chức năng có thể là một thách thức đối với kỹ sư lập trình. Nhưng với DI-Server, các mã này có thể dễ dàng thay đổi theo yêu cầu của kỹ sư lập trình
- Làm việc cùng lúc với nhiều lệnh.
Với đầy đủ bằng chứng như trên, chúng ta có thể kết luận rằng DI-Server nhanh hơn, đầy đủ tính năng và thân thiện hơn so với sử dụng DI-API.
—————————————————————————————————-
Phần giải thích thuật ngữ sau đây được trích dẫn từ nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/
SAP Business One DI-API Ứng dụng tham chiếu trực tiếp tới các chức năng SAP Business One và gửi dữ liệu qua API. Bởi vì không có chuẩn khai báo dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra cho nên dữ liệu càng cụ thể thì mới có kết quả đầu ra cụ thể. Với SAP Business One DI-API, SAPBobsCOM.dll đươc sử dụng để tham chiếu tới những đối tượng tiếp xúc thông qua SAP.
Component Object Model (COM) là một chuẩn giao diện nhị phân cho các thành phần phần mềm được Microsoft giới thiệu vào năm 1993 (Theo wiki)
SOAP (Simple Object Access Protocol) là một giao thức do W3C định nghĩa ra . SOAP sử dụng XML để xác định dữ liệu dạng văn bản (plain text) qua HTTP và SMTP. Web Service dùng SOAP trong quá trình truyền tải dữ liệu. SOAP không phụ thuộc ngôn ngữ lập trình hay bất cứ nền tảng nào vì nó dùng XML
HTTP (Tiếng Anh: HyperText Transfer Protocol – Giao thức truyền tải siêu văn bản) là một trong năm giao thức chuẩn của mạng Internet, được dùng để liên hệ thông tin giữa Máy cung cấp dịch vụ (Web server) và Máy sử dụng dịch vụ (Web client) trong mô hình Client/Server dùng cho World Wide Web-WWW, HTTP là một giao thức ứng dụng của bộ giao thức TCP/IP (các giao thức nền tảng cho Internet).
SMTP (tiếng Anh: Simple Mail Transfer Protocol – giao thức truyền tải thư tín đơn giản) là một chuẩn truyền tải thư điện tử qua mạng Internet. SMTP được định nghĩa trong bản RFC 821 (STD 10) và được chỉnh lý bằng bản RFC 1123 (STD 3), chương 5. Giao thức hiện dùng được là ESMP (extended SMTP – SMTP mở rộng), được định nghĩa trong bản RFC 2821.
Mặc dù máy chủ thư điện tử và các mail transfer agents (MTA :dịch vụ chuyển thư) khác sử dụng SMTP để gửi và nhận thư, các ứng dụng thư điện tử thường sử dụng SMTP chỉ để gửi thư đến một máy chủ thư điện tử để được chuyển tiếp. Để truy xuất emails, chúng sử dụng IMAP hoặc POP3.
XML (viết tắt từ tiếng Anh: eXtensible Markup Language, tức “Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng”) là ngôn ngữ đánh dấu với mục đích chung do W3C đề nghị, để tạo ra các ngôn ngữ đánh dấu khác. Đây là một tập con đơn giản của SGML, có khả năng mô tả nhiều loại dữ liệu khác nhau. Mục đích chính của XML là đơn giản hóa việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau, đặc biệt là các hệ thống được kết nối với Internet. Các ngôn ngữ dựa trên XML (Ví dụ: RDF, RSS, MathML, XHTML, SVG, GML và cXML) được định nghĩa theo cách thông thường, cho phép các chương trình sửa đổi và kiểm tra hợp lệ bằng các ngôn ngữ này mà không cần có hiểu biết trước về hình thức của chúng