Chuẩn hóa quy trình kinh doanh với NetSuite ERP

Chuẩn hóa quy trình kinh doanh IPO thành công vs NetSuite ERP

ERP giúp quỹ PE chuẩn hóa quy trình kinh doanh công ty trong danh mục đầu tư như nào?

Dù chỉ vài thương vụ đầu tư được thực hiện trong những tháng đầu của đại dịch COVID-19, thị trường vốn đầu tư tư nhân đã bật trở lại mạnh mẽ vào nửa cuối năm 2020.

Tổng giá trị các thương vụ toàn cầu đạt 582 tỉ đô la, cao nhất từ 2007 theo báo cáo từ diễn đàn đại học luật Havard chuyên mục quản trị doanh nghiệp.

Thị trường vốn đầu tư tư nhân cũng đã chuyển hướng sang đầu tư vào các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC)

Công ty mua lại có mục đích đặc biệt, còn được gọi là “công ty séc trống”, là một công ty vỏ bọc được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán với mục đích mua lại một công ty tư nhân. 

Quy mô gọi vốn của các công ty dạng này lên tới hơn 80 tỷ đô la với gần 250 vụ IPO thành công trong năm 2020, tăng gấp 6 lần so với năm 2019.

Đây là cách các quỹ PE đề phòng những rủi ro và sự bất ổn của nền kinh tế và thực hiện chiến lược thoái vốn tại các công ty đã đầu tư.

Để thoái vốn hiệu quả trong tình hình này, quỹ PE cần phải nắm được dữ liệu sức khỏe tài chính của các công ty trong danh mục đầu tư.

Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ vốn bởi quỹ đầu tư tư nhân đang quản lý hoạt động kinh doanh hoàn toàn dựa vào bảng tính hoặc giải pháp riêng lẻ không được tích hợp với nhau.

Đó là lý do tại sao quỹ đầu tư tư nhân (quỹ PE) cần nghiêm túc xem xét triển khai ERP cho các công ty họ đầu tư.

Vấn đề mang lại nỗi đau 

Vấn đề ngăn cản sự phát triển của doanh nghiệp do sử dụng bảng tính và phần mềm riêng lẻ.

→ Dữ liệu bảng tính ngày một lớn, dẫn tới chậm và mất kiểm soát

→ Không có bức tranh tổng thể về hoạt động kinh doanh và các quy trình kinh doanh cốt lõi

→ Khó dự báo kinh doanh vì không đầy đủ dữ liệu do thiếu tích hợp

→ Thiếu góc nhìn về hành vi của khách hàng

→ Khả năng báo cáo hạn chế

→ Nhiều dữ liệu nhập tay

→ Luồng quy trình rối rắm

Những vấn đề này thường hạn chế các công ty đang muốn tăng trưởng nhanh.

Nó cũng tạo ra hệ lụy đối với các quỹ PE đang cố gắng để có cái nhìn chính xác về sức khỏe tài chính của các công ty họ đầu tư.

Một cựu giám đốc điều hành quỹ PE gần đây có trao đổi về vai trò coaching của quỹ PE.

“Giống như huấn luyện viên, quỹ PE thực hiện việc đánh giá khách quan các công ty trên các thông số cơ bản như thị phần, tỉ lệ khách hàng rời đi, tỉ lệ tăng trưởng doanh thu, biên lợi nhuận. Họ cũng đánh giá cái gì hoạt động hiệu quả cái gì không để bổ sung nguồn lực cần thiết nhằm cải thiện tình hình. Để có thể đưa ra đánh giá chính xác thực sự rất khó khăn nếu không có một hệ thống ERP.”

Hệ lụy quỹ PE phải gánh chịu do doanh nghiệp sử dụng bảng tính và phần mềm riêng lẻ

→ Dữ liệu nhập tay từ nhiều nguồn dẫn tới các chỉ số KPI không đáng tin cậy. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ không biết thực sự doanh nghiệp đang làm gì?

→ Quy trình bằng tay nhiều không chỉ dẫn tới sai sót số liệu, mà còn làm cạn năng lượng và mất thời gian của nhân viên khiến họ không thể tập trung vào các hoạt động quan trọng hơn.

→ Dữ liệu không tin cậy sẽ không đảm bảo được sự tuân thủ và kiểm soát

→ Các phần mềm rời rạc không được tích hợp với nhau tạo nên sự rối loạn tại văn phòng trụ sở trong khi bộ phận IT luôn phải cố gắng đuổi theo các yêu cầu hỗ trợ từ phòng ban.

→ Không có cơ chế để lấy thông tin hoặc báo cáo tức thời về bán hàng, khách hàng, tài chính và tồn kho

Phụ thuộc vào bảng tính và hệ thống rời rạc ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận của quỹ PE

→ Không thể thực hiện rút bớt cổ phần (Carve-out). Bởi vì quỹ PE sẽ khó để bán chỉ một phần của công ty hoặc xoay sang một công ty mới nếu không có dữ liệu rõ ràng về các bộ phận của doanh nghiệp hoạt động như thế nào?

→ Add-on transaction (giao dịch bổ sung) bị chất đống không thực hiện được dẫn tới tăng chi phí, mức độ phức tạp và các thách thức tiềm ẩn

→ Một hệ thống nghèo nàn có thể dẫn tới những thách thức trong việc tuân thủ và kiểm soát các công ty trong danh mục đầu tư. Điều này cũng làm cho quỹ PE khó tuân thủ các quy định của chính phủ.

→ Khó để quỹ PE thực hiện công việc chính của họ: Quản lý các rủi ro đầu tư.

→ Tất cả những việc này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc đánh giá doanh nghiệp khi đến thời điểm thoái vốn.

Đây là thời điểm hợp lý để quỹ PE cân nhắc đầu tư hệ thống ERP cho các công ty họ đầu tư.

Tin tốt là phần mềm ERP giờ rất đa dạng và đáp ứng nhiều phân khúc giúp mọi loại hình và quy mô doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn.

ERP thuốc bổ xoa dịu nỗi đau

Lợi ích chuẩn hóa quy trình kinh doanh

Lợi ích chuẩn hóa quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp
Lợi ích chuẩn hóa quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp

→ Dữ liệu thống nhất và báo cáo tức thời theo thời gian thực

→ Mở rộng quy mô và sự tăng trưởng nhanh hơn, dễ dàng hơn cả trong nước và quốc tế.

→ Khả năng quản lý nhiều dòng sản phẩm

→ Dễ dàng xử lý các add-on transactions.

→ Nâng cao trải nghiệm khách hàng

→ Cải thiện tuân thủ và kiểm soát

→ Khả năng tích hợp với các ứng dụng khác (tài chính, HCM, PSA, SCM, Ecommerce, CRM).

→ Hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ, đa quốc gia, đa chi nhánh

Với những lợi ích này, khi ERP được triển khai đồng bộ cho doanh nghiệp trong danh mục, quỹ PE cũng là người được hưởng lợi nhiều nhất.

Trong một buổi hội thảo trực tuyến năm 2020 của NetSuite, Jim Milbery, đối tác NetSuite tại quỹ PE ParkerGale, nói rằng quỹ hiểu được giá trị và tầm quan trọng mà 01 hệ thống ERP mang lại cho các công ty họ đầu tư là như thế nào.

Dù các quỹ PE không thể yêu cầu các công ty họ đầu tư phải triển khai ERP nhưng ảnh hưởng của họ với các công ty là khá lớn.

Ví dụ, quỹ PE Ernst & Young đã áp dụng ERP vào toàn bộ công ty trong danh mục đầu tư của họ.

Những dự án ERP trong bất cứ tổ chức nào cũng cần những nhà quản lý tham gia trực tiếp.

Họ là đầu tầu để thúc đẩy dự án tiến lên phía trước, giải quyết các thách thức cản trở quá trình triển khai ERP và làm ERP không còn là ưu tiên hàng đầu.

NetSuite là nền tảng chuẩn mực quản lý kế toán tài chính các công ty trong danh mục đầu tư. NetSuite không chỉ làm thay đổi hoàn toàn cách các công ty đang vận hành mà nó còn giúp họ thu hút nhân sự cấp cao. Những CFO hàng đầu rất phấn khích khi được sử dụng các phần mềm công nghệ hàng đầu” 

Jim Milbery, Partner, ParkerGale

Tại sao các công ty được hỗ trợ bởi quỹ PE cần ERP

05 lý do quỹ đầu tư tư nhân nên cân nhắc triển khai ERP cho công ty họ đầu tư.

Lý do 01: Dễ dàng thực hiện việc thoái vốn

Mục đích quỹ PE đầu tư vào bất cứ công ty nào là để thực hiện hóa lợi nhuận “Thoái vốn”.  Đó là khoảnh khắc khi mà tất cả những nỗ lực của họ được đền đáp.

Có rất nhiều thứ tác động đến giá trị thoái vốn của một công ty. Ví dụ như độ trưởng thành, đội ngũ lãnh đạo, quy trình và bán hàng, khả năng đổi mới sáng tạo.

Hơn bất cứ thứ gì, nhà đầu tư và thị trường đại chúng muốn nhìn thấy tiềm năng của một công ty.

Quỹ PE càng triển khai ERP cho các công ty sớm bao nhiêu thì họ càng đỡ đau đầu khi thực hiện thoái vốn bấy nhiêu.

Hệ thống ERP cung cấp thông tin toàn cảnh về công ty, cung cấp số liệu cho việc thẩm định trước khi thực hiện IPO hoặc tiến hành mua bán sát nhập, giúp cho thị trường đại chúng và nhà đầu tư tiềm năng dễ dàng đánh giá được tiềm năng của 1 công ty.

Lý do 02: Chuẩn hóa quy trình kinh doanh doanh nghiệp trong danh mục đầu tư

Chuẩn hóa quy trình kinh doanh với ERP
Chuẩn hóa quy trình kinh doanh với ERP

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hiểu lợi ích của chuẩn hóa quy trình kinh doanh.

Quản lý hàng loạt công ty cùng một lúc càng cần chuẩn hóa quy trình kinh doanh.

Chuẩn hóa quy trình kinh doanh với hệ thống ERP giúp quỹ PE đo lường được chi phí, theo dõi sự tăng trưởng, cải thiện hiệu quả hoạt động và đạt được mục tiêu lợi nhuận.

Khi triển khai một nền tảng quản lý tức thời và chuẩn hóa quy trình kinh doanh, quỹ PE có thể đánh giá được sức khỏe của các công ty, từ đó đưa ra các quyết định nhanh hơn với thông tin chính xác, tin cậy.

Một hệ thống ERP toàn diện sẽ tăng độ chính xác, hiệu quả và tốc độ ra báo cáo, cung cấp cái nhìn nhanh về toàn bộ các công ty trong danh mục đầu tư của quỹ PE

Lý do 03: Giảm bớt rủi ro

Không có hệ thống ERP, quỹ PE sẽ gặp nhiều rủi ro, thứ mà họ cần quản lý và tránh nhất khi đầu tư vào 1 công ty.

Để đảm bảo giá trị khoản đầu tư trong tương lai, họ cần một bức tranh về các rủi ro.

Và ERP có thể đáp ứng yêu cầu này cho họ.

Với hệ thống ERP cloud ngày nay, việc duy trì hỗ trợ của bộ phận IT sẽ được chuyển giao cho các nhà cung cấp chuyên nghiệp, nhờ vậy doanh nghiệp và quỹ PE sẽ có thời gian tập trung vào giám sát và cải thiện kinh doanh

Dữ liệu đầy đủ, kịp thời, chính xác, bảo mật cao của hệ thống ERP cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh doanh, giúp doanh nghiệp giải phóng bớt nguồn lực và giảm các rủi ro về tuân thủ và quản trị.

Lý do 04: Mở rộng nhanh chóng

Tính năng hỗ trợ mở rộng trong tương lai khi doanh nghiệp phát triển chính là một yếu tố và là động lực thôi thúc doanh nghiệp lựa chọn và triển khai giải pháp ERP.

ERP là nền tảng cho sự tăng trưởng, mở rộng.

Một vài hệ thống ERP hỗ trợ đa tiền tệ, đa ngôn ngữ, đa quốc gia…giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô địa phương và toàn cầu.

Tham khảo “quản lý đa công ty với một phần mềm erp duy nhất”

Lý do 05: Giảm thời gian đóng báo cáo và chuẩn bị báo cáo kiểm toán

Giảm bớt thời gian đóng sổ kế toán cuối kỳ với Netsuite
Giảm bớt thời gian đóng sổ kế toán cuối kỳ với Netsuite

Tìm đúng giải pháp ERP phù hợp

Bài viết này đề cập đến việc một hệ thống ERP có thể giúp quỹ PE và các công ty trong danh mục đầu tư của họ cải thiện hiệu suất và tăng trưởng như thế nào.

Nhưng lựa chọn đúng giải pháp ERP chưa bao giờ là việc dễ dàng.

Tham khảo thêm bài viết “phần mềm erp tốt nhất”

Các công ty đang trong giai đoạn giữa và cuối của quá trình thẩm định đầu tư hoặc đang cần kêu gọi góp vốn đối diện với nhiều thách thức như hạ tầng không đáp ứng yêu cầu, dữ liệu không minh bạch, khó tuyển dụng nhân tài và không mở rộng được toàn cầu.

Thường các công ty này có cơ cấu tổ chức phức tạp nhưng lại mong muốn tăng trưởng nhanh và cao.

Những gì mà họ cần trước tiên là một nền tảng tài chính mạnh mẽ và linh hoạt để đảm bảo sự minh bạch và xây dựng nền tảng cho việc mở rộng và phát triển.

Họ cần những dashboards theo vai trò người dùng.

Họ cần những công cụ đo lường như ghi nhận doanh thu, báo cáo tài chính và kiểm soát quy trình.

Họ cần thứ gì đó có thể hỗ trợ các bước tăng trưởng tại địa phương và quốc tế.

Nói một cách khác, một hệ thống ERP lý tưởng cho công ty hỗ trợ bởi quỹ PE là hệ thống mà có thể phát triển cùng họ, giúp họ tăng trưởng và đồng hành cùng họ qua các giai đoạn trong quá trình trưởng thành.

Từ 2011, gần 2/3 (63%) các công ty công nghệ thực hiện IPO đang chạy trên NetSuite ERP.

Hầu hết trong số này được đầu tư bởi quỹ PE vì lý do họ đang vận hành trên phần mềm cloud NetSuite.

Tìm hiểu thêm thông tin làm thế nào NetSuite ERP có thể giúp quỹ PE và các công ty trong danh mục đầu tư https://ngothanhhai.com/netsuite-cho-doanh-nghiep-nhan-von-dau-tu-tu-nhan/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *