Mục lục nội dung
- 1 Quản trị doanh nghiệp gia đình – Thích ứng và phát triển
- 1.1 Những vấn đề trong quản trị doanh nghiệp nói chung
- 1.2 Những vấn đề lớn trong quản trị doanh nghiệp gia đình
- 1.3 Ứng dụng erp trong quản trị doanh nghiệp gia đình giúp duy trì lợi thế cạnh tranh
Quản trị doanh nghiệp gia đình – Thích ứng và phát triển
Những điều vụn vặn, chẳng nên để ý,
Suy nghĩ cho kỹ, chẳng bao giờ thừa.
Những vấn đề trong quản trị doanh nghiệp nói chung
Tham khảo những vấn đề, nỗi đau, thách thức doanh nghiệp đối mặt hàng ngày
Những vấn đề lớn trong quản trị doanh nghiệp gia đình
Nỗi lo thế hệ kế cận F2
Thế hệ kế cận F2 không quan tâm đến business của gia đình, theo lối đi riêng
Ông, cha xây dựng công ty gia đình chắc hẳn là muốn phát triển để con cháu kế thừa.
Giới trẻ lại có những suy nghĩ riêng và muốn thử sức mình trong những lĩnh vực khác.
Nếu con cháu không chịu tiếp quản công ty thì đúng là bài toán đau đầu.
Chẳng nhẽ, doanh nghiệp bao tâm huyết mình xây dựng lại cho người ngoài?
Thế hệ kế cận F2 muốn đổi mới, phát triển nhanh theo xu hướng.
Người trẻ sinh ra trong sự sung sướng, mấy ai hiểu được sự vất vả của cha ông họ.
Có lẽ họ không ĐỦ KIÊN NHẪN làm như cách nhặt nhạnh từng đồng lẻ của cha ông mình.
Phần lớn họ được gia đình đầu tư cho du học với sự kỳ vọng học được thật nhiều để sau này ứng dụng vào quản trị công ty.
Bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ khiến họ muốn cái gì cũng phải MỚI, HIỆN ĐẠI, NHANH.
Họ khăng khăng làm theo ý mình mà không lắng nghe ý kiến của người đi trước.
Mâu thuẫn trong cách quản lý giữa các thế hệ đôi khi KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC.
Một người thì DỄ, mà nhiều người thì nhiều quan điểm trái chiều.
Nỗi lo quản lý nhân sự và thu hút người tài
Liệu người giỏi, người tài có muốn làm việc cho công ty gia đình?
Liệu người ngoài có phá vỡ cấu trúc công ty gia đình hiện có?
Liệu người làm việc lâu năm có nghỉ việc và đem theo bí quyết kinh doanh học được?
Nỗi lo duy trì và mở rộng kinh doanh
Nếu cứ loay hoay với cách thức quản lý cũ và tâm lý “thế là đủ” rất khó để doanh nghiệp phát triển đột phá.
Đại dịch covid và tốc độ thay đổi chóng mặt về khoa học, kỹ thuật, công nghệ… làm cho bao nhiêu ngành truyền thống không trụ nổi.
Doanh nghiệp gia đình ít bị ảnh hưởng bởi dịch cần giữ vững niềm tin, phát huy nền tảng, kinh nghiệm của mình, đầu tư thận trọng vào cái mình có thế mạnh, cái mình biết rõ để đảm bảo thành công.
Mô hình kinh doanh nào thành công cũng đòi hỏi 02 thứ: THỜI GIAN và SỰ KIÊN TRÌ.
Tăng trưởng NHANH là mong muốn của bất cứ doanh nghiệp nào nhưng phải kiểm soát được và phải không phát sinh những VẤN ĐỀ tương ứng.
Nỗi lo về quy trình, hệ thống, công nghệ
Ngoài kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần tập trung xây dựng quy trình, hệ thống, công nghệ...
Không thể mãi sử dụng sổ sách, bảng tính excel…để quản lý danh mục khách hàng và hàng hóa được.
Không thể mãi sử dụng trang web cổ lỗ đã xây cách đây 5, 10 năm không có những tính năng hiện đại như quản lý thương mại điện tử, giao hàng… mà vẫn hy vọng bán được nhiều hàng.
Ứng dụng erp trong quản trị doanh nghiệp gia đình giúp duy trì lợi thế cạnh tranh
Thay đổi thói quen sử dụng sổ sách, bảng tính excel…bằng phần mềm erp hiện đại không cần đầu tư về nhân sự, hạ tầng, tài nguyên IT, doanh nghiệp gia đình có thể mở rộng quy mô kinh doanh dễ dàng bất cứ lúc nào và nhanh chóng chuyển giao cho các thế hệ tiếp theo.
Mọi dữ liệu bán hàng, khách hàng cần tập trung vào một nguồn duy nhất để doanh nghiệp gia đình có bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh doanh, thị trường và đưa ra quyết định chính xác.
Phần mềm cloud erp hiện đại sẽ giúp vòng lặp trong xây dựng công ty gia đình “phát triển, phát triển hơn nữa, thích ứng sự thay đổi” quay nhanh và ổn định hơn.