Mục lục nội dung
1. Nguồn gốc Odoo: Sức hút của nền tảng ERP mở
Odoo khởi đầu với tên gọi OpenERP
Năm 2014, OpenERP đổi tên thành Odoo, chính thức thay đổi mô hình kinh doanh từ công ty dịch vụ sang công ty sản phẩm.
2. Ưu điểm của Odoo
2.1. Linh hoạt và dễ tuỳ chỉnh
Odoo cung cấp hơn 30 module chính thức và hàng nghìn module từ bên thứ ba, cho phép doanh nghiệp lựa chọn và tùy chỉnh theo nhu cầu riêng. So với các hệ thống ERP lớn như SAP, Oracle, Odoo linh hoạt hơn, giao diện người dùng được đánh giá cao hơn.
2.2. Không mất phí bản quyền hoặc có thì chi phí bản quyền giá rẻ
Phiên bản Community hoàn toàn miễn phí, trong khi phiên bản Enterprise có giá cạnh tranh so với các giải pháp ERP khác.
2.3. Cộng đồng hỗ trợ mạnh
Odoo có một cộng đồng lớn với nhiều người dùng và nhà phát triển trên toàn cầu. Tại Việt Nam, Odoo cũng có một cộng đồng riêng với tên gọi Cộng Đồng Odoo Việt Nam
3. Nhược điểm của Odoo
3.1. Tùy chỉnh nhiều nâng cấp khó, đặc biệt khi dùng bản Enterprise
Mỗi năm, Odoo ra mắt một bản mới với nhiều thay đổi lớn trong hệ thống lõi, khiến việc nâng cấp trở thành bài toán khó khăn, đặc biệt đối với những doanh nghiệp đã tùy chỉnh nhiều.
3.2. Chưa có nhiều giải pháp chuyên biệt cho từng ngành nghề
Odoo chưa có giải pháp chuyên biệt sâu cho từng ngành nghề, dẫn đến việc triển khai cá nhân hóa mất nhiều thời gian và công sức.
3.3. Rủi ro từ sự phát triển nóng
Tại Việt Nam, giai đoạn bùng nổ của Odoo kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt về giá, nhân sự triển khai chất lượng kém, dẫn đến nhiều dự án thất bại, gây mất niềm tin từ doanh nghiệp.
4. Tình hình triển khai Odoo tại Việt Nam
4.1. Giai đoạn đầu (2010 – 2015)
- OpenERP/Odoo được biết đến nhưng chưa phổ biến.
- Chủ yếu triển khai cho doanh nghiệp lớn hoặc công ty công nghệ có đội in-house như VNG, Tiki.
- Các đơn vị triển khai ban đầu gồm Trobz, GS Solutions, TVT Marine, ICSC, INIT.
4.2. Bùng nổ thị trường (2016 – 2022)
- Xuất hiện nhiều partner mới: Besco, Komit, Magenests, IZISolution…
- Odoo Roadshow được tổ chức, giúp tăng nhận diện thương hiệu.
- Odoo bắt đầu vượt qua các đối thủ ERP mã nguồn mở khác như ERPNext, Openbravo.
- Sự gia tăng của doanh nghiệp SME sử dụng Odoo, trong đó nhiều công ty tự xây dựng team in-house.
4.3. Thời kỳ cạnh tranh khốc liệt và thách thức (2019 – 2024)
- Odoo Enterprise phát triển mạnh vê số lượng đối tác và các dự án triển khai
- Nhân sự triển khai nhiều nhưng tư vấn chất lượng không nhiều
- Nhiều đối tác bỏ bản Enterprise và đi theo hướng tự phát triển product/solution dựa trên Phiên bản Community
5. Kết luận
Odoo vẫn là một lựa chọn tốt cho doanh nghiệp Việt Nam nhờ chi phí hợp lý, tính linh hoạt và cộng đồng hỗ trợ mạnh. Tuy nhiên, để triển khai thành công, doanh nghiệp cần:
- Biết mình ở đâu trong quá trình chuyển đổi số. Biết mình muốn gì và cần gì và muốn đi về đâu. Đừng CÁI GÌ CŨNG MUỐN.
- Chọn đối tác triển khai có kinh nghiệm.
- Cân nhắc mô hình in-house hoặc thuê ngoài dựa trên khả năng quản lý CNTT nội bộ.