Đối tác SAP tin cậy – Tôi làm SAP Business One 02

Đối tác SAP tin cậy

Triển khai ERP thành công cần gì?

Các yếu tố cần và đủ để triển khai ERP thành công có rất nhiều.

Nhưng CHỌN ĐÚNG ĐỐI TÁC triển khai là yếu tố quan trọng nhất!

Lựa chọn đúng đối tác

Thế nào là một đối tác SAP tin cậy?

Lịch sử hình thành và phát triển.

Một đối tác sap có lịch sử lâu đời, có định hướng phát triển rõ ràng là 01 điểm cộng.

Kinh nghiệm triển khai của đối tác SAP, đặc biệt kiến thức theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh

Xem xét kinh nghiệm của đối tác thông qua những dự án triển khai thành công và những dự án họ đã triển khai cho các công ty khác tương tự lĩnh vực ngành nghề của mình.

Mức độ chuyên sâu và những giá trị gia tăng làm nên sự khác biệt

Làm duy nhất một giải pháp ERP hay giải pháp ERP nào cũng làm.

Những giá trị gia tăng mang lại cho khách hàng là gì? và sự khác biệt so với các đối thủ

  1. Bộ báo cáo tài chính thông tư 200 (VAS TT 200)
  2. Tích hợp hóa đơn điện tử, thương mại điện tử, DMS, POS, CRM, HR, MES, Scada, Maximo…
  3. Ứng dụng thiết bị ngoại vi barcode, QR code, RFID trong quản lý kho và sản xuất
  4. Tính năng nâng cao, phát triển thêm, add-on, plug-in
Giá trị gia tăng trên SAP Business One

Đội ngũ tư vấn erp có ổn định hay không?

Bởi sự cạnh tranh gay gắt và lôi kéo người lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, nên doanh nghiệp cần giữ được đội ngũ tư vấn ổn định để đảm bảo năng lực triển khai các dự án erp

Đội ngũ tư vấn càng kinh nghiệm, ổn định, khả năng dự án erp thành công càng cao.

Nên các công ty khi lựa chọn đối tác tư vấn triển khai erp, cần cân nhắc đến yếu tố ỔN ĐỊNH của ĐỘI NGŨ TƯ VẤN.

Đó là một yếu tố làm nên sự khác biệt rất lớn giữa các công ty.

Tại sao một số doanh nghiệp từ chối ERP

Một số lý do doanh nghiệp nói KHÔNG với ERP

  • Sếp lo lắng dự án kéo dài, tốn kém chi phí
  • Chưa có ngân sách cho dự án
  • Đội ngũ nội bộ chống đối, hoặc năng lực quá yếu
  • Nghi ngờ liệu ERP có thực sự cải thiện quy trình kinh doanh
Tại sao SẾP nói KHÔNG với ERP

ERP à? Quên ERP đi.

Một số doanh nghiệp ám ảnh vì ERP. Họ SỢ. Trong đầu họ, ERP thật rác rưởi, tốn kém và vô ích.

Họ chẳng còn niềm tin vào đối tác Việt Nam nào.

Nhiều doanh nghiệp chấp nhận thuê tư vấn ERP ngoại với giá cao gấp nhiều lần công ty trong nước.

Danh sách doanh nghiệp triển khai SAP Business One tại Việt Nam mất niềm tin vào đối tác lần đầu.

Tham khảo: Doanh nghiệp lớn nào đang triển khai giải pháp SAP

Danh sách doanh nghiệp gặp trục trặc trong quá trình triển khai, không hài lòng sau khi triển khai, thất bại khi triển khai… đã tin tưởng chúng tôi và mong muốn chúng tôi đưa ra giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu suất hệ thống.

  1. Công ty cổ phần công nghệ thiết bị Tân Phát
  2. Công ty TNHH Hải Li
  3. Công ty cổ phần Dược Hoàng Đức
  4. Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam (thương hiệu thời trang nam Aristino)
  5. Nitori Furniture Vietnam
  6. Nanoco
  7. Beta Media
  8. Bao bì Bông Sen
  9. Lotus Rice – Gạo Hoa Sen
  10. Eve de Eva
  11. Boston Pharma
  12. TAT MACHINERY
  13. Picenza (Hùng Túy)
  14. May Thuận Phương
  15. Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam
  16. HNF (Hà Nội Food)
  17. TNHH TM và SX Hoàng Mai
  18. Nhựa Đạt Hòa
  19. Nhôm Tiến Đạt
  20. Dalton – thương hiệu loa kéo
  21. Máy làm đá Hải Âu (tham khảo thông tin sự kiện https://laodong.vn/ban-doc/kho-so-di-kien-sau-khi-mua-phan-mem-tren-800-trieu-dong-cua-cong-ty-cmc-1078007.ldo)
  22. Phú Thái Hà Nội (chuyên phân phối sản phẩm P&G)
  23. Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Mesa (công ty phân phối chuyên nghiệp với hệ thống phân phối rộng khắp trải dài từ Bắc vào Nam cho các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới và trong nước như: P&G; Nestlé; Lock & Lock; viễn thông VNM; sữa TableCove; Shell, Miliket)
  24. Vinatech Group

Nguyên nhân thì mỗi doanh nghiệp gặp một vấn đề khác nhau và không phải ai cũng đủ niềm tin hoặc có ngân sách để làm mới lại từ đầu.

Giả sử có 100 khách hàng thất bại, thì tỉ lệ cao lắm là có 10 khách hàng dám chấp nhận chi tiền đập hệ thống đi, xây lại từ đầu.

GIÀNH lại NIỀM TIN đã mất nơi KHÁCH HÀNG

Câu chuyện sau đây có thể sẽ giúp cho các bên: hãng, khách hàng và đối tác tư vấn triển khai SAPcùng nhìn lại để thấy mình trong đó..

Tháng 12/2015, qua giới thiệu của đồng nghiệp cũ, tôi liên hệ với một khách hàng tại khu công nghiệp phía bắc Hà Nội.

Khách hàng này hiện đang sử dụng SAP Business One và muốn mua thêm người dùng (user) kèm dịch vụ bảo trì phần mềm.

Tôi hơi ngạc nhiên vì khách hàng đáng lẽ nên liên hệ với đối tác triển khai trước đây cho họ.

Thay vì đặt câu hỏi

  “Tại sao Anh/Chị không liên hệ với đối tác SAP trước đây?”

Tôi hỏi

“Dịch vụ bảo trì Anh/Chị mong muốn là thế nào?”

Sau 01 hồi chú tâm lắng nghe yêu cầu của khách hàng, tôi hiểu họ thất vọng với đối tác triển khai.

Họ muốn tìm 01 đối tác SAP tin cậy hơn.

Tôi trả lời khách hàng, chúng tôi cần làm việc chi tiết với họ để tìm hiểu vấn đề.

Khách hàng đồng ý nhưng sau đó không thấy họ liên hệ nữa.

Tháng 04/2016, khách hàng liên hệ lại với hãng.

Người phụ trách SAP Business One của hãng lúc đó đã rất bối rối. Cô ấy hứa sửa sai bằng cách giới thiệu cho họ đối tác SAP tin cậy hơn.

Một lần nữa tôi lại có cơ hội làm việc với họ.

Họ mới tuyển dụng được một nhân viên có kinh nghiệm để phụ trách dự án ERP.

Khách hàng yêu cầu triển khai nghiệp vụ quản lý mua hàng và kho hàng.

Giải pháp không nhất thiết phải là SAP Business One.

Lúc này,

ngoài SAP Business One do APZON cung cấp còn có 02 giải pháp của 02 công ty Nhật Bản khác.

Yêu cầu khách hàng muốn SAP Business One đáp ứng:

  • SAP Business One cần tính được thời gian giao hàng cần thiết tương ứng với giá của từng nhà cung cấp.
  • Hỗ trợ định mức vật tư (BOM) nhiều cấp.
  • BOM có thể xây dựng nhiều phiên bản vì BOM thay đổi theo từng nhà cung cấp.
  • SAP Business One có thể thay đổi giá hàng loạt cho tất cả các vật tư trong BOM.
  • Giá theo giai đoạn và theo nhà cung cấp.
  • Hàng lỗi (NG) được kiểm tra ngẫu nhiên và hệ thống phải cập nhật tỉ lệ hàng lỗi vào dự báo (forecast) cũng như kế hoạch sản xuất khi chạy MRP

Sau 03 buổi tìm hiểu yêu cầu và trình bày giải pháp, tôi cảm nhận

khách hàng thực sự thích giải pháp đề xuất của chúng tôi

Những phản hồi chi tiết về khả năng đáp ứng của hệ thống mà chúng tôi đưa ra khiến họ rất ấn tượng.

Phần trình bày liên tiếp bị gián đoạn bởi những màn hỏi đáp.

Cuối buổi họp, họ hỏi, liệu họ có nên sử dụng hệ thống SAP hiện tại hay làm mới từ đầu.

Bởi vì

Hệ thống của họ đã được phát triển bởi những nhân viên siêu lập trình, customizing hầu hết chức năng

nên chúng tôi không thể tiếp quản (handle) được.

Chúng tôi trả lời họ nên làm lại từ đầu.

Đó cũng là đoạn hội thoại cuối cùng giữa chúng tôi.

Sau đó, tôi không liên hệ được với người đầu mối bên phía khách hàng.

Tôi cảm thấy bứt rứt.

Tôi nóng lòng muốn biết câu trả lời.

Cuối cùng thì tôi cũng nhận được thư từ chối lịch sự của khách hàng.

Lý do họ đưa ra là định hướng trên tập đoàn – công ty mẹ thay đổi.

Tôi đã từng trải qua rất nhiều lời từ chối nhưng lần này tôi cảm thấy khó chấp nhận.

Nhưng cuộc đời mà, điều bạn cho là tốt chưa chắc đã như thế

Thời gian trôi…

Bỗng một ngày đẹp trời cuối năm 2016, tôi nhận được một tin không thể vui hơn.

Chúng tôi đã được lựa chọn làm thầu phụ cùng một đối tác nước ngoài để triển khai cho khách hàng.

Không những vậy, dự án còn được mở rộng phạm vi công việc từ một nhà máy sang hai nhà máy và từ nghiệp vụ mua hàng, kho sáng tất cả các nghiệp vụ lõi erp.

Cảm xúc trong tôi vỡ òa.

Tôi thầm cảm ơn khách hàng đã không mất niềm tin vào giải pháp SAP Business One, vào chúng tôi.

Qua câu chuyện này, Tôi học được một bài học

“Thành quả cuối cùng sẽ đến nếu bạn đã nỗ lực hết mình. Thành công thường đến theo cách mà bạn không ngờ nhất”

Ngô Thanh Hải