Doanh nghiệp Việt Nam “Không bây giờ thì đến bao giờ”

Mục lục nội dung

Không bây giờ thì đến bao giờ

Tôi ơi, trì hoãn đến bao giờ

Đã bao lần bạn quyết tâm làm điều gì đó để thay đổi nhưng rồi lại bỏ cuộc giữa chừng…

Cho anh đến hết tháng, anh sẽ bỏ thuốc lá nhé, em yêu.

Từ sáng mai, mình sẽ dậy sớm mỗi ngày để tập thể dục

Tôi sẽ ăn kiêng để giảm cân.

Anh sẽ dành thời gian cho gia đình nhiều hơn

Từ giờ con sẽ cố gắng học hành

Con hứa, sẽ nghe lời mẹ.

Bạn “sẽ” mãi ĐẾN BAO GIỜ?

Điều gì đã đánh gục sự quyết tâm của bạn vậy?

Khói thuốc khiến bạn đê mê

Nằm cuộn tròn trong chăn ngủ nướng thật đã

Món ăn hấp dẫn quá, thèm không chịu nổi.

Bạn bè rủ không nỡ chối từ

Những trò chơi thú vị hơn nhiều

Một lần thất hứa có sao đâu.

Sự trì hoãn làm bạn tụt lại phía sau.

05 năm….10 năm sau ngoảnh lại, bạn có hối tiếc?

NẾU KHÔNG PHẢI BÂY GIỜ thì đến BAO GIỜ?

Doanh nghiệp Việt, không bây giờ thì đến bao giờ?

Điều kiện cần đã có

HIệp định thương mại tự do – Cơ hội cho doanh nghiệp Việt.

Rõ ràng doanh nghiệp Việt được hưởng lợi rất nhiều từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

Sự kiện được doanh nghiệp quan tâm gần đây nhất là Hiệp định thương mại tự do EVFTA với liên minh Châu Âu. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 08 năm 2020.

Hiệp định thương mại tự do 2019 Vietnambiz.vn

Doanh nghiệp tận dụng được gì từ hoạt động thu hút FDI?

30 năm thu hút FDI
Dấu mốc 30 năm thu hút vốn đầu tư Nguồn Vnexpress

Ngày 03/01/2020, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIV vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết

  • Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô: tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi tới nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%.
  • Tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành điện tử tin học, viễn thông chỉ đạt 15%, điện tử chuyên dụng và các ngành công nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 5%.
  • Nguyên phụ liệu cho sản xuất doanh nghiệp may mặc chủ yếu nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 40 – 45%.
  • Ngành da – giày, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt 40 – 45%

 

Tóm lại, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng tốt thời cơ để nâng tỉ lệ nội địa hóa như kỳ vọng.

Câu hỏi là không bây giờ thì đến bao giờ?

Hoạt động M&A sôi động

Công ty nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt
Hoạt động mua bán sát nhập M&A tại Việt nam
Start-up Việt gọi vốn thành công
Start up Việt gọi vốn thành công

Điều kiện đủ tự chủ 

Doanh nghiệp chủ động nâng cao tính hiệu quả, khả năng cạnh tranh qua

Con người

Tìm người phù hợp với giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp

Giữ bộ khung nhân sự ổn định

Xây dựng đội ngũ kế cận.

Công nghệ

Công nghệ là đòn bẩy tăng trưởng, giúp doanh nghiệp thay đổi toàn diện.

Tuy nhiên, theo khảo sát mới đây của Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), chỉ có 23% số các doanh nghiệp được điều tra có hoạt động đổi mới, cải tiến công nghệ.

Theo khảo sát của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, tỷ lệ nhập khẩu công nghệ của Việt Nam hiện chỉ ở mức 10%.

Trong đó, nhiều công nghệ thuộc thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước và 75% máy móc đã hết khấu hao.

Kết quả này phần nào phản ánh tình trạng chậm đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp đang chờ đợi gì?

Không bây giờ thì đến bao giờ?

Quy trình kinh doanh

Tự xây dựng quy trình.

Làm thế nào xây dựng quy trình kinh doanh để tăng trưởng từ 10 người lên 1000 người, từ 10 triệu đô lên 100 triệu đô?

Đây là câu hỏi, doanh nghiệp nào cũng cần lời giải.

Doanh nghiệp có thể bị động đối với chính sách nhà nước, pháp luật, sự bất ổn của nền kinh tế thế giới…

Nhưng doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong các hoạt động xây dựng quy trình kinh doanh của mình.

Ưu tiên tập trung vào những quy trình nghiệp vụ cốt lõi doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh,

Các nghiệp vụ nào nhiều rủi ro và không quan trọng có thể thuê ngoài như nhân sự, vận tải, dịch vụ hỗ trợ IT…

Đó chính là quá trình

chuyển đổi mô hình hoạt động từ lỏng lẻo, bán chuyên, mọi quyết định xoay quanh giám đốc

sang

mô hình chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn, mọi quyết định dựa trên dữ liệu tin cậy, nhanh, chính xác, kịp thời

Triển khai ERP

ERP là hệ thống quản lý tập trung tối ưu hóa quy trình kinh doanh 

Triển khai hệ thống ISO

Học tập kinh nghiệm quản trị các doanh nghiệp trên thế giới

Sao chép mô hình quản trị của những tập đoàn hàng đầu

Lựa chọn và triển khai ERP nước ngoài không chỉ là mua phần mềm mà còn mua quy trình, kỹ năng quản trị của các công ty hàng đầu thế giới được đóng gói sẵn trong phần mềm

Thuê CEO, chuyên gia nước ngoài
Hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam đến bao giờ

Câu chuyện Nhật Bản

Tham khảo bài viết của TS. Nguyễn Tiến Lực Trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (https://nghiencuulichsu.com/2016/05/27/ve-cach-thuc-tiep-nhan-van-minh-ben-ngoai-cua-nhat-ban/)

Việc tiếp nhận văn minh Trung Hoa của Nhật Bản

Năm 600, với mục đích tìm hiểu, học tập văn minh Trung Hoa, Thái tử Shotoku đã cử Sứ đoàn đi sứ nhà Tuỳ.

Đi theo Sứ đoàn có rất nhiều tăng lữ và lưu học sinh.

Họ đi sang Trung Quốc, ở lại đó tu đạo, học tập văn minh Trung Quốc, rồi sau đó về nước, đóng góp vào sự phát triển văn minh Nhật Bản.

Từ đó về sau, Nhật Bản đã gửi nhiều Sứ đoàn sang Trung Hoa.

Quá trình học tập tiếp thu tri thức Trung Hoa được tiếp tục một cách mạnh mẽ với tiến bộ mới là cuộc cải cách Taika năm 645.

Cải cách Taika là sự tiếp thu và áp dụng chế độ chính trị, luật lệnh, chế độ kinh tế… của Trung Quốc vào Nhật Bản.

Việc tiến hành cải cách Taika đã tạo ra một bước phát triển mới cho Nhật Bản.

Đánh dấu bước phát triển mới đó là việc Triều đình dời kinh đô từ Asuka đến Nara.

Tại đây, Triều đình cho xây dựng kinh đô Heijo-kyo nguy nga tráng lệ mô phỏng theo kinh đô Trường An của nhà Đường.

Việc tiếp nhận văn minh phương Tây của Nhật Bản

Năm 1871, Thiên hoàng Meiji ban chiếu cử Iwakura làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, 4 phó sứ cùng phái đoàn đông đảo đi sứ các nước phương Tây.

Nhiệm vụ chính là thị sát, nghiên cứu chế độ văn vật của các nước tiên tiến Âu Mỹ. Sau đó, xem cần phải học cái gì ở nước nào để đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại và thích ứng với Nhật Bản, làm cho Nhật Bản phát triển nhanh chóng.

Tổng kết chuyến đi,

Sứ đoàn nhận thức được sự phát triển mạnh mẽ của nước Mỹ trẻ tuổi.

Sứ đoàn ngưỡng mộ những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.

Họ thấy Nhật Bản giống Anh là những “đảo quốc” nên củng cố thêm tư tưởng “mậu dịch lập quốc” và coi đây là quốc sách cho sự phát triển của Nhật.

Khi đến thăm Pháp, sứ đoàn cũng cảm nhận được nước Pháp và Paris là “trung tâm văn hoá” của thế giới với nhiều công trình kiến trúc tuyệt vời.

Khi đến Đức, họ nhận thấy rằng nền quân chủ-lập hiến, tập trung quyền lực như ở Đức có thể phù hợp với Nhật Bản trên con đường xây dựng một quốc gia phú quốc cường binh.

Khi đến thăm Nga, sứ đoàn chứng kiến sự trỗi dậy của nước Nga sau cải cách nông nô và coi trọng việc xây dựng mối quan hệ với Nga.

Từ đó, sứ đoàn đã đề xuất các phương sách hiệu quả để tiếp nhận văn minh phương Tây.

Lĩnh vực mà Nhật Bản ưu tiên học tập là công nghệ và kỹ thuật.

Tại Bộ Công nghiệp, chuyên gia nước ngoài làm việc chiếm 1/3 tổng số chuyên gia ở Nhật Bản. Các chuyên gia người Anh chiếm đến 60%. Họ đảm nhiệm xây dựng các tuyến đường sắt, điện tín, hải cảng và đèn biển.

Bộ Giáo dục thuê chuyên gia giảng dạy ở các ngành khoa học tự nhiên, y học và ngôn ngữ học. Tỉ lệ chuyên gia các nước lần lượt là Đức 37,2%, Anh: 22,5%, Mỹ: 20,1%, Pháp: 13%.

Bộ Hải quân phần lớn thuê các chuyên gia người Anh.

Bộ Nội vụ chủ yếu thuê chuyên gia người Đức cố vấn thiết lập hệ thống cảnh sát.

Bộ Lục quân chủ yếu thuê chuyên gia Pháp.

Cục Khai khẩn Hokkaido thuê nhiều chuyên gia Mỹ trong các ngành khai khoáng, xây dựng đường sá và sản xuất nông nghiệp.

Bộ Tài chính chủ yếu thuê các chuyên gia Anh và Pháp giúp đỡ kiến thức tài chính cận đại.

Bên cạnh việc thuê chuyên gia, chính quyền Meiji còn chủ trương gửi học sinh ra nước ngoài lưu học.

Đó là chính sách cơ bản và lâu dài để người Nhật nắm quyền chủ đạo trong công cuộc xây dựng nền khoa học, văn hoá, giáo dục độc lập, tự chủ và tiên tiến.

Việc tiếp nhận văn minh hiện đại Mỹ của Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản tiến hành công cuộc “duy tân lần thứ II”.

Họ lựa chọn Mỹ là quốc gia để tiếp nhận nền văn minh với mong muốn đuổi kịp Mỹ, vươn lên thành quốc gia hàng đầu của thế giới.

Trong lĩnh vực kinh tế: Nhật chấp nhận những cải cách về kinh tế, tài chính và tiền tệ của Mỹ, hợp tác tích cực với Mỹ để thực thi những cải cách đó.

Nhật cũng thực thi chính sách “thương mại lập quốc” để đẩy nhanh xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển cao độ của kinh tế Nhật.

Trong lĩnh vực giáo dục: Nhật Bản không ngần ngại chuyển từ hệ thống giáo dục theo kiểu Pháp sang theo kiểu Mỹ.

Vấn đề học tiếng Anh: Hầu như người Nhật theo học tiếng Anh-Mỹ (American English) chứ không học tiếng Anh-Anh (British English) .

Bằng con đường như vậy, Nhật Bản đã học tập, thậm chí là nắm bắt được những thành tựu khoa học mới nhất, góp phần đưa trình độ khoa học của Nhật lên trình độ tiên tiến nhất thế giới.

Câu chuyện Hàn Quốc

Kỳ tích sông Hàn

Năm 1968, người Hàn quyết định cải tổ đất nước.

Về giáo dục: Họ tham khảo các bộ sách giáo khoa của nước ngoài, chủ yếu của Nhật (ngoại trừ địa lý, lịch sử và văn học) đem về dịch và giảng dạy.

Về kinh tế: Hàn quốc bắt tay thực hiện một loạt kế hoạch chiến lược chuyển đổi nền kinh tế do Tổng thống Park Chung-hee đề ra.

Không chỉ dựa vào viện trợ của Mỹ, ông Park đã cho thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng rất hà khắc, mọi người dân “phải làm việc nếu muốn sống còn” nhằm huy động toàn bộ sức dân vào công cuộc phát triển đất nước.

Kết quả sau 20 năm cải cách đổi mới đã tạo nên Kỳ tích sông Hàn và sự ra đời của hàng loạt chaebol (tập đoàn đa quốc gia lớn) như Samsung, Hyundai hay LG khiến cả thế giới choàng ngợp.
Hàn Quốc phát triển nền kinh tế nhanh như vậy là nhờ
  1. Tính cách và tố chất con người Hàn Quốc;
  2. Lãnh đạo tài năng, yêu nước, biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc 
  3. Chính phủ coi trọng cải cách giáo dục nâng cao dân trí;
  4. Các kế hoạch chiến lược chuyển đổi kinh thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục vụ xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp hóa, nông nghiệp hóa hiện đại đất nước

Kỳ tích nền điện ảnh Hàn Quốc

Năm 1988, phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ.

Ngược lại, tình hình điện ảnh Hàn Quốc lúc ấy ảm đạm.

Mọi chuyện chỉ bắt đầu vào đầu thập niện 90 với bản đề xuất của bộ trưởng Bộ Văn Hóa mới

Dự án cải tổ điện ảnh toàn diện, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của điện ảnh.

Điện ảnh là công cụ quảng bá hình ảnh Hàn Quốc với thế giới.

Hàn Quốc chọn mô hình phát triển của điện ảnh Mỹ để học tập.

Họ lựa chọn những người có năng khiếu và tố chất để gửi sang Mỹ đào tạo.

Hơn 300 người đã được chọn với tiêu chí còn trẻ (từ 18 đến 25 tuổi) và có chút căn bản tiếng Anh.

Tất cả kinh phí do chính phủ tài trợ.

Tiếp đến người Hàn tuyển chọn 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Hollywood để học làm đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ…

Chính phủ Hàn Quốc đã khuyến khích tư nhân và các tập đoàn giải trí nước ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng cho điện ảnh, truyền hình với những ưu đãi tốt nhất.

Các cụm rạp, trường quay hiện đại ồ ạt ra đời.

Bước nhảy thần kỳ của điện ảnh Hàn Quốc bắt đầu.

Việt Nam thời cơ lần thứ nhất

Theo giáo sư Trần Văn Thọ, Việt Nam đã bỏ lỡ 02 thời cơ vàng để tăng tốc phát triển.

Giữa thập niên 1990, Việt Nam trở thành một vì sao đang lên trên bầu trời Á châu.

Kinh tế đã ra khỏi khủng hoảng, tình hình khu vực và quốc tế vô cùng thuận lợi.

Việt Nam được đánh giá và kỳ vọng rất cao.

Tuy nhiên Việt Nam đã bỏ lỡ thời cơ.

Kết quả là dòng vốn FDI từ Nhật chảy sang Trung Quốc.

Việt Nam thời cơ lần thứ hai

Thập niên 2000, những cải cách liên quan doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI mới có tiến triển. Đặc biệt, việc ký các hiệp định thương mại tự do (FTA) và đám phán tham gia WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam.

Tuy nhiên, một lần nữa, Việt Nam không tận dụng được thời cơ để vươn lên như kỳ vọng.

Việt Nam chuyển mình trong Covid. Cơ hội sau COVID?

Chuyển mình trong Covid

Trong đại dịch, rất nhiều doanh nghiệp đã nhanh nhạy chuyển đổi chiến lược phù hợp với tình hình thị trường.

Vinfast sản xuất máy thở trong lúc tình hình kinh doanh tiêu thụ xe hơi ì ạch vì Covid.

May 10 tận dụng 8 dây chuyền sản xuất may mặc chuyển sang sản xuất khẩu trang với công suất lên đến 900.000 chiếc/ngày.

TNG cũng đã tăng 240% doanh thu nội địa nhờ vào các đơn hàng khẩu trang.

Công ty Vabiotech, Polyvac, Ivac, Nanogen nghiên cứu sản xuất vaccine phòng chống Covid

…….

Thời cơ nào Việt Nam vươn lên sau Covid

Không bây giờ thì đến bao giờ?

Câu trả lời sẽ có trong 10 năm tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *