Mục lục nội dung
Dự báo 04 xu hướng erp 2020 Việt Nam
Xu hướng phần mềm erp cloud, erp như một dịch vụ
Ngày càng nhiều doanh nghiệp hiểu erp là gì và muốn triển khai erp.
Tuy nhiên, triển khai erp theo mô hình truyền thống (ERP on-premise) chi phí dường như vẫn vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Vì vậy mà xu hướng ERP cloud sẽ ngày càng rõ ràng hơn trong thời gian tới, đặc biệt trong năm 2020 tại Việt Nam
Bạn có thể tham khảo thêm về khảo sát xu hướng doanh nghiệp lựa chọn ERP CLoud, ERP như một dịch vụ tại đây
ERP sẽ thất bại nhiều hơn
Nhu cầu nguồn lực tư vấn và kỹ sư lập trình ERP luôn trong trạng thái khan hiếm.
Lương tư vấn ERP, đặc biệt tư vấn SAP đang được đẩy lên cao hơn mức lương bình quân trên thị trường so với các lĩnh vực ngành nghề khác.
Có nhiều nguyên nhân, nhưng có thể kể ra một vài nguyên nhân chính:
Thứ nhất, một số tập đoàn lớn như Bosch, Vin, Viettel…hút hết tư vấn, kỹ sư lập trình ERP có năng lực.
Thứ hai, làn sóng đầu tư nước ngoài mới từ Hồng Kông và Trung Quốc kèm theo nhu cầu triển khai ERP.
Thứ ba, doanh nghiệp có nhu cầu triển khai giải pháp quản trị tổng thể ERP ngày một tăng cao trong khi số lượng các đơn vị tư vấn không tăng nhiều.
Thứ tư, ngoài những ông lớn ERP, hiện nay xuất hiện khá nhiều giải pháp ERP cả nội và ngoại tham gia vào thị trường.
Tuy nhiên, cạnh tranh về lương để lôi kéo tư vấn có kinh nghiệm của các đơn vị triển khai đang có xu thế hướng đi ngang và đây cũng không phải là yếu tố lâu dài.
Một số công ty triển khai ERP bắt đầu thay đổi chiến lược, chấp nhận sinh viên mới tốt nghiệp đại học để đào tạo nghề hoặc chấp nhận tư vấn, kỹ sư có 01 hoặc 02 năm kinh nghiệm để bổ sung lực lượng tư vấn triển khai thiếu hụt tạm thời.
Đây là cách làm phù hợp để đối phó với tình trạng lương tư vấn, kỹ sư lập trình quá cao so với khả năng chi trả của doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp không có quá nhiều dự án để chấp nhận được mức rủi ro đó.
Tuy nhiên, tình trạng trên sẽ dẫn tới việc tư vấn kinh nghiệm sẽ phải đảm đương cùng lúc nhiều dự án dẫn đến quá tải và có thể không kiểm soát hết được các vấn đề (issue) tiềm tàng của từng dự án cụ thể.
Đối với những dự án mang tính đổi mới, đòi hỏi kỹ sư hoặc tư vấn cần phải học, hiểu và thích ứng nhanh với sự đổi mới về công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Vì vậy, việc thiếu hụt kỹ năng và chậm cập nhật công nghệ tích hợp mới sẽ làm phát sinh những rủi ro tiềm tàng cho những dự án triển khai ERP trong tương lai.
Ngoài ra, đối với những dự án được triển khai bởi những đơn vị tư vấn chưa có kinh nghiệm về ngành nghề triển khai sẽ là rủi ro rất lớn dẫn đến thất bại triển khai dự án ERP.
Tham khảo cẩm nang triển khai erp để lường trước khó khăn và tránh thất bại.
Tư vấn erp độc lập
Sử dụng người trong công ty còn thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn và triển khai ERP không những rủi ro cho dự án mà còn có thể phát sinh các chi phí ngầm doanh nghiệp không kiểm soát được…
Ngoài ra, giờ đây vấn đề niềm tin đối với đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm của doanh nghiệp cũng đang giảm xuống.
Nguyên nhân thì rất nhiều, nhưng một phần lớn xuất phát từ chính những đơn vị tư vấn triển khai phần mềm.
Tình trạng bán hàng bằng mọi giá, nói một đằng làm một nẻo, hứa bừa, “không” nói “có”, chấp nhận mọi yêu cầu của khách hàng, bán giá không bao gồm chi phí bản quyền, bản quyền lậu, không chính hãng….sẽ dẫn tới xu hướng các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu thuê dịch vụ từ các cá nhân, tư vấn erp độc lập để hỗ trợ các dự án IT, ERP, chuyển đối số hóa trong doanh nghiệp.
Tích hợp erp với phần mềm thứ 03
Không có bất cứ giải pháp ERP nào có thể đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng
cho dù doanh nghiệp nào cũng muốn tất cả mọi thứ phải có trong ERP.
Công thức để số hóa toàn bộ hoạt động doanh nghiệp.
ERP core + Tích hợp với phần mềm bên thứ 03 (POS/DMS/e-Commerce/e-Invoice) = phần mềm tất cả trong một
Số hóa toàn bộ hoạt động doanh nghiệp bằng cách tích hợp phần mềm erp lõi với phần mềm bên thứ 03 sẽ là một xu hướng chính đối với các đơn vị đã triển khai ERP lõi hoặc đã có giải pháp chuyên ngành rồi và muốn tích hợp vào ERP.
Ví dụ, tích hợp thương mại điện tử, phần mềm bán lẻ, phần mềm quản lý hệ thống nhà phân phối, hoặc chỉ đơn giản là phần mềm sản xuất tự viết riêng và đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp hơn cả chức năng sản xuất của ERP sẵn có.
Ngô Thanh Hải